ati là tác giả phương pháp chữa bệnh của chúng tôi. Chính ông đã lập ra dự án trang thiết bị bệnh viện. Giáo sư Dati – người thầy chung của chúng tôi. Mà ông ấy làm việc, nói thế này nhé, giữa tầng một và tầng hai. Ở đó ông ấy phát tiết năng lượng lãnh đạo của mình. Nhưng anh hãy tin là lời nói và ảnh hưởng của giáo sư không lên được đến tầng ba. Càng lên cao, những chỉ thị của ông càng giảm uy lực. Chúng mất đi ý nghĩa của mình và trình ra trong thế giới giả dối. Trái tim của bệnh viện chúng tôi là ở bên dưới. Vì vậy, nếu anh muốn chữa khỏi bệnh – anh sẽ muốn xuống tầng dưới.
- Nói tóm lại, – giọng Giuseppe Corte run lên, – ông khuyên tôi…
- Còn một điều nữa tôi muốn nói thêm, – bác sĩ vẫn bình tĩnh, – rằng trong trường hợp của anh chúng tôi có tiến hành kích thích da. Chuyện nhỏ, nhưng phát chán ngấy. Nếu nốt ban lúc nào đó vẫn còn, thì thật sự đáng buồn chút ít. Mà anh hiểu không kém gì tôi là giữ tinh thần quan trọng như thế nào đối với việc bình phục. Trị liệu bằng tia gamma mới là một nửa công việc. Anh hỏi vì sao à? Có thể việc chiếu giọi chưa đủ mạnh. Dù thế nào chăng nữa thì thiết bị ở tầng ba vẫn mạnh hơn. Do đó xác suất loại bỏ chàm cao hơn nhiều. Còn điều này nghĩa là gì? Điều này nghĩa là ngay sau đó cơ thể hồi phục – cái khó khăn nhất đã ở đằng sau. Nếu anh chần chừ, sẽ không có đường quay lại. Khi anh cảm thấy người khỏe, anh sẽ lên chỗ chúng tôi, thậm chí lên cao hơn – tầng năm, sáu, kể cả tầng bảy mà không có trở ngại gì… Tất cả sẽ phụ thuộc vào “những tiến bộ” của anh.
- Quả thực ông nghĩ là việc chữa trị sẽ nhanh hơn chứ?
- Chắc chắn. Tôi nói như thể tôi đang ở trường hợp của anh vậy.
Bác sĩ nói với Giuseppe Corte kiểu như thế hàng ngày. Cuối cùng thì bệnh nhân hoàn toàn bị hành hạ vì vết chàm. Bất chấp trực giác không muốn xuống tầng dưới, anh quyết định nghe theo lời bác sĩ và chuyển xuống tầng thấp hơn.
Ở tầng ba Giuseppe Corte nhận ra ngay sự vui vẻ bất thường của các bác sĩ và đội ngũ phục vụ. Thật là lạ vì những bệnh nhân nằm đây đang gặp nguy hiểm thực sự. Ngày qua ngày sự vui vẻ đó chỉ tăng lên. Giuseppe Corte bắt chuyện với một nữ y tá để hỏi sao họ lại vui như thế.
- Phải chăng anh không biết? – cô y tá đáp. – Ba ngày nữa chúng tôi sẽ đi nghỉ.
- Đi nghỉ là sao?
- Rất đơn giản: tầng ba đóng cửa hai tuần, và toàn bộ đội ngũ nhân sự đi nghỉ. Chỗ chúng tôi tất cả các tầng thay phiên nhau đi nghỉ.
- Còn bệnh nhân?
- Vì bệnh nhân không nhiều, hai tầng sẽ nối thành một.
- Nghĩa là các chị gộp bệnh nhân ở tầng ba và tầng bốn lại?
- Không, – cô y tá chữa lại. – Tầng ba và tầng hai. Sẽ chuyển bệnh nhân từ tầng ba xuống.
- Xuống tầng hai? – Mặt Giuseppe Corte tái nhợt như người chết. – Tôi sẽ phải chuyển xuống tầng hai?
- Vâng. Anh sao thế? Sau hai tuần chúng tôi sẽ về và anh sẽ quay lại phòng này. Theo tôi, không có gì phải sợ.
Thế nhưng Giuseppe Corte hết sức sợ hãi. Anh linh cảm thấy một điều hoàn toàn khác. Nhưng anh không thể thuyết phục họ thôi không đi nghỉ. Thêm vào đó anh tin rằng khóa trị liệu cấp tốc mới sẽ có lợi cho anh, vì nốt ban gần như đã mất. Anh không quyết tâm tỏ ra phản đối việc liên tục bị chuyển. Dù sao anh đã nài nỉ, bất chấp những lời châm chọc của các y tá, để họ gắn vào cửa phòng bệnh mới của anh tấm biển ghi: “Giuseppe Corte Corte. Tầng ba. Tạm thời.”. Trong lịch sử bệnh viện chưa bao giờ xẩy ra điều gì tương tự. Nhưng các bác sĩ không phản đối: người nóng tính như Corte, bất cứ lời cấm đoán nào cũng có thể gây chấn động mạnh với anh ta.
Cần phải chờ hai tuần, không hơn không kém. Giuseppe Corte bắt đầu ương bướng đếm ngày. Anh nằm bất động trên giường và hàng giờ liền nhìn đồ đạc. Ở tầng hai vật dụng đã không còn mới và không vui mắt như ở các phòng bệnh của những tầng trên. Ở đây chúng đồ sộ hơn, cứng hơn và lạnh lùng hơn. Thỉnh thoảng Giuseppe Corte căng tai lắng nghe âm thanh từ tầng dưới – tầng chết chóc, tầng của “những người phải bị chết”, những tiếng rên hấp hối xa xôi dường như vẳng đến tai anh.
Tất nhiên tất cả chuyện này không thể không hành hạ Corte. Lòng anh đã không yên, mà bệnh tật vẫn bên mình. Anh thường xuyên sốt cao, người yếu hơn. Mùa hè đang thời kỳ oi nhất. Các cửa sổ hầu như luôn để mở. Nhưng nhìn qua chúng rõ ràng không còn thấy được nóc thành phố, không cả những ngôi nhà. Chỉ thấy bức tường cây xanh lét bao quanh bệnh viện.
Một tuần trôi qua. Khoảng gần hai giờ chiều một y sĩ và ba hộ lý đột ngột bước vào phòng bệnh.
- Như vậy là chúng ta đã sẵn sàng chuyển? – y sĩ hỏi bằng giọng pha trò có vẻ hiền từ.
- Chuyển là thế nào? – Giuseppe Corte khó nhọc hỏi. – Các anh lại đùa. Tầng ba còn đi nghỉ một tuần nữa mới về.
- Tầng ba ở đây là sao? – y sĩ hỏi lại một cách khó hiểu. – Tôi có lệnh chuyển anh xuống tầng một. Đây anh xem, – và anh ta chìa ra tờ thông báo chuyển bệnh nhân xuống tầng dưới. Tờ thông báo do chính giáo sư Dati ký.
Nỗi kinh hoàng và giận dữ đã ứ lên đến cổ, giờ tràn hết ra ngoài. Cả tầng nhà bị inh tai bởi những tiếng kêu gào đầy giận dữ.
- Lạy Chúa, yên nào, – các hộ lý kêu lên. – Tầng này toàn bệnh nhân nặng đấy.
Nhưng không ngăn lại được.
Người phụ trách, có học và lịch thiệp lao bổ về phía có tiếng kêu. Sau khi nghe kể lại, ông ta đưa mắt nhìn tờ giấy và lắng nghe Corte. Sau đó giận dữ quay về phía anh y sĩ và nói rằng có sự hiểu nhầm, rằng ông ta không đưa ra những lệnh như thế này, và đôi khi bệnh viện vẫn để xảy ra tình trạng lộn xộn, rằng người ta luôn giấu ông mọi chuyện… Trách mắng y sĩ xong, ông ta lịch sự giải thích với bệnh nhân và xin lỗi một cách chân thành.
- Chuyện là, – bác sĩ nói, – đúng một giờ trước giáo sư Dati đã đi công tác ngắn ngày và sẽ trở về sau hai ngày nữa. Tôi hết sức buồn nhưng không thể trái lệnh ông được. Anh hãy tin rằng chính ông cũng lấy làm tiếc về điều này. Thế cơ đấy! Tôi không cố tình để chuyện như thế xảy ra phải không?
Toàn thân Giuseppe Corte run lên không ngớt. Người ta nhìn anh thương hại. Cuối cùng anh mất tự chủ. Anh hoảng sợ như trẻ con. Cơn nức nở tuyệt vọng của Corte còn vẳng ra từ phòng anh khá lâu.
Anh nằm dài trên giường. Hơi nóng giữa trưa hè phả khắp thành phố. Corte nhìn những cây xanh ngoài cửa sổ, anh có cảm giác dường như anh rơi vào một thế giới nào đó trong suốt. Thế giới được tạo thành từ những bức tường kỳ lạ, được xây bằng gạch vô trùng, thế giới của sự yên tĩnh chết chóc và những hình nhân trắng toát, trống rỗng và vô cảm. Đột nhiên anh thấy lạ là những cây ngoài cửa sổ cũng hư ảo. Sau đó anh chắc thế vì nhận thấy những chiếc lá cây không hề lay động.
Cảm giác đó làm Giuseppe Corte sợ đến mức anh gọi cô hộ lý mang kính viễn anh thường không đeo khi nằm trên giường, đến cho anh. Chỉ khi đó anh mới bình tâm đôi chút. Qua kính dù sao anh vẫn thấy những thân cây có thật, còn những chiếc lá, dù yếu ớt, vẫn động đậy trước gió.
Cô hộ lý đi khỏi. Từ lúc hơn 3 giờ phòng bệnh tuyệt đối yên tĩnh. Sáu tầng nhà, sáu pháo đài kinh hoàng do sơ suất của ai đó đã đè lên người Giuseppe Corte bằng toàn bộ sức nặng nhẫn tâm của nó. Phải mất bao nhiêu năm để anh bò lên khỏi bờ vực này?
Tại sao trong phòng bệnh lại tối đen như thế? Vì giờ đang còn là ban ngày. Bằng những nỗ lực cuối cùng, Giuseppe Corte khó khăn như người bị bại liệt nhìn chiếc đồng hồ để trên chiếc bàn cạnh giường. Ba giờ rưỡi. Đảo mắt nhìn, anh nhìn thấy các cửa chớp, khi tuân theo một ý chí kỳ bí, chầm chậm hạ xuống, để ngăn con đường ra th