ng, hồn phách Đạt lâng lâng bay bổng trong niềm hạnh phúc tràn trề của người con trai vừa tròn tuổi lớn. Đúng là Đạt “chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”.
Anh tự hứa với lòng, sẽ không bao giờ dám để cho Trúc Thanh bị phật ý, kể cả sự việc đã bao tháng dài liên tục chiều chuộng ý muốn Trúc Thanh, miệt mài trong thú giao hoan xác thịt đến bải hoải rã rời, anh vẫn không một lần dám cưỡng lại, chỉ biết dốc lòng thần phục Trúc Thanh. Đạt cho đó như một thể hiện, một cách tận hiến cho tình yêu, là hạnh phúc của cả hai người, đến nỗi thân thể Đạt dần dần khô cạn tinh lực, sắc diện ngày càng nhợt nhạt bơ phờ hiện rõ trên gương mặt của người con trai vốn đang ở tuổi tràn trề sức sống, điều đó, khiến Đạt, vì quá đỗi đam mê, anh cũng chàng màng! Bởi vì thâm tâm Đạt, anh thật lòng thật dạ yêu cô và anh đã tự nhủ, bất cứ lúc nào anh cũng có bổn phận phải thần phục, chiều theo mọi khao khát của người yêu. Đạt vẫn thầm mơ mộng, gắng sức làm vui lòng Trúc Thanh, chừng đợi ít năm, sau khi anh đỗ đạt thành tài, khi cả hai đã bước đến ngưỡng cửa trưởng thành thật sự, anh sẽ xin cha mẹ hai nhà tác hợp lương duyên để cho anh và Trúc Thanh được sống bên nhau hạnh phúc suốt đời, yên vui đến thuở đầu bạc răng long bên người vợ kiều diễm mà ai nấy cũng phải ao ước trầm trồ.
Nhưng cuộc đời và những khát vọng dục tình của Trúc Thanh vốn là một cái hồ sâu không có đáy, một đại dương vô hạn, cho dù anh có gắng sức và sẵn lòng hy sinh chiều theo mọi ước muốn của người yêu đến đâu đi nữa, thân xác và tinh thần của Đạt cũng chỉ là cái giới hạn nhỏ nhoi thường tình. Anh tự đem cái vô hạn nhỏ nhoi của bản thân trải ra trước cái vô hạn mênh mông của Trúc Thanh và của cuộc đời, thì có khác nào lấy cái không đem so với cái có, lấy cái hẹp mà ví với cái vô biên, giống như rất nhiều người không biết tự đo lường cân nhắc, nên chẳng bao lâu anh đã rước lấy thảm họa vào thân bằng sự ra đi vĩnh viễn của một kiếp người. Đạt bị kiệt lực, rồi vướng phải phải bệnh lao. Đáng lẽ, ngay khi phát hiện được điều này, Đạt phải biết cam lòng tự chế, tịnh dưỡng thuốc thang và xa lánh ngay các cuộc truy hoan tai hại. Nhưng vì đã quá mê man với tình yêu ban đầu ngập đầy thú tính, nên chẳng bao lâu, bịnh tình tiến đến giai đoạn nguy khịch sau cùng, anh bị ho ra máu nhiều lần, sức khỏe và tinh thần suy sụp nhanh chóng như một chiếc xe đổ trên triền dốc thẳng đứng, có muốn thắng lại cũng không kịp nữa rồi!
Anh nhắm mắt qua đời chết yểu trong khi người yêu Trúc Thanh của anh mới vừa tròn mười tám, vẫn nhởn nhơ chẳng chút tiếc thương. Trong ý nghĩ thầm kín của Trúc Thanh, nàng đã sắp đặt cho một cuộc tình mới, trong khi tâm tưởng của người con trai vắn số vẫn còn xây biết bao mộng đẹp, vẫn còn tha thiết yêu dấu Trúc Thanh, ngọn lửa tình ái vẫn còn long lanh nóng bỏng trong tâm hồn, và đành ngậm ngùi mang theo về bên kia thế giới. đạt giống như kẻ bị chết oan ...
*****
Như hàng triệu người tỵ nạn VN khác, Trúc Thanh lưu lạc nơi xứ người với những tháng năm vô định. Nhưng đối với nàng, Trúc Thanh không bỏ mặc thời gian, nàng biết khôn khéo xử dụng nhan sắc và những tinh ma của một người đàn bà đầy mưu sâu kế hiểm, biết lợi dụng đám đàn ông si tình lúc nào cũng vây quanh và sẵn sàng hết lòng cung phụng tiền bạc vật chất để nàng có một cuộc sống sung túc nhàn hạ hơn người, ngày đêm nàng nhởn nhơ hưởng thụ đời sống trăng hoa vật chất như một phụ nữ lắm bạc nhiều tiền.
Nhưng sau những tháng năm bồng bềnh dâu biển, trải qua la liệt nhiều mối tình cùng những ngày đêm chìm đắm trong trụy lạc giao hoan với hết người này đến người khác, đúng là một cách sống sa đọa, hoàn toàn dựa trên nhục dục, yêu cuồng sống vội, quên hết đạo lý tương lai, Trúc Thanh vẫn luôn ngùn ngụt một lòng kiêu ngạo, vẫn những tham vọng cùng cường độ khao khát của xác thân chẳng có dấu hiệu giảm bớt chút nào. Tuy nhiên, nàng có đủ khôn ngoan để biết rằng, đối với một người đàn bà đẹp sống đơn thuần một mình nơi xứ lạ quê người là một điều không ổn thỏa cho dù nàng có khéo léo ngụy trang che đậy cách mấy cũng khó mà tránh được những đàm tiếu dị nghị của những kẻ chung quanh, nhất là vào những năm tháng đầu tiên khi mới vừa đặt chân đến xứ sở này. Và nàng nhận ra, đã đến lúc Trúc Thanh phải tự xem xét lại đời tư của mình. Nàng thừa khôn ngoan để hiểu, nếu muốn che dấu những khát vọng dục tình lúc nào cũng sục sôi trong xác thân của người đàn bà sang trọng và đầy dâm đãng cần được luôn luôn thỏa mãn, chỉ có một cách hợp lý và dễ dàng nhất là kiếm một người đàn ông nào đó để núp bóng làm vợ chính thức của ông ta, rồi sau đó nàng tha hồ tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, nhất thiết, không cần phải quản ngại sự dèm pha.
Điều này, đối với một người đàn bà vừa trẻ trung vừa xinh đẹp, có dư thừa điều kiện lại lịch lãm như Trúc Thanh, quả là việc quá dễ dàng không phải chỉ đối với những người đàn ông tỵ nạn mà đời sống tình cảm tha hương vốn rất lênh đênh thiếu thốn, giống như đang sống giữa thời kỳ đổi đời “gạo châu củi quế”, lúc nào cũng ước mong tìm được một người khác phái để ấp ủ thương yêu, mà với những điều kiện thuận lợi của Trúc Thanh, ngay cả với những người đàn ông thuộc thành phần các sắc dân khác, rất giàu sang phú quí, nếu muốn một cuộc phiêu lưu, Trúc Thanh cũng vẫn có thể chinh phục họ một cách dễ dàng. Nhưng nàng không dại gì chọn lựa đi vào con đường “đồng sàng dị mộng” đó với đầy những khác biệt ngôn ngữ, tập quán, thể chất ...
Thời gian lưu vong tỵ nạn qua đi kể cũng khá lâu rồi, ít gì cũng đã gần hai mươi năm có lẻ, khoảng thời gian dư đủ cho nàng và tất cả mọi người VN làm ăn sinh hoạt tại xứ này có thể nhận rõ chân tướng của một xã hội hiện sinh, của những người đàn ông nước ngoài, họ từng đã tôi luyện trong một bộ máy phồn vinh siêu tốc với tập quán cố hữu nhằm tận hưởng vật chất và tôn sùng chủ nghĩa cá nhân.
Từ những hiểu biết thấu đáo đó, trong quan hệ bạn hữu thân sơ với một số bạn hữu đồng phái tại xứ này, nàng đã chứng kiến và chia xẻ không ít những hồi chung cuộc của các mối quan hệ tình cảm, các cuộc hôn nhân dị chủng để rồi, sau những thực tế quá nhiều khác biệt cả về văn hóa lẫn thể chất, những người đàn bà đã nói, đành chọn lấy giải pháp sau cùng là trở lại với những gì thích hợp của quê hương với ước vọng “lá rụng về cội, ... về tắm ao nhà vẫn hơn...”, họ sẵn sàng quay lại với những bình dị đáng quí và mang giá trị lâu bền của tình tự Việt Nam. Đã hiểu biết quá rõ như vậy rồi, tuy là một người đàn bà cuồng nhiệt và chủ trương ích kỷ cá nhân, Trúc Thanh cũng đâu dại gì ngụp lặn rong chơi trong bối cảnh dị biệt đó để có thể rước lấy những thảm họa, ít nhất cũng sẽ có những tác dụng không tốt đối với thể chất nhỏ bé của hàng phụ nữ Á đông!
Thật ra, ở những năm tháng đầu tiên nơi xứ người, vừa chạm mặt với những lôi cuốn rẫy đầy trong một đời sống hoàn toàn tự do đổi mới, vai trò và chỗ đứng của người phụ nữ được xưng tụng và rất mực tôn vinh - cho dù chỉ tôn vinh trên bình diện ngôn ngữ - thêm nữa, một số đàn ông VN chưa mấy thức thời, vẫn bám giữ lấy những tập quán sai lầm, chồng chúa vợ tôi, cá tánh lại hay khó chịu chấp nê, eo sèo, ghen tuông bóng gió lôi thôi, khiến cho quan niệm của những phụ nữ tân thời, đang nồng nhiệt hăm hở hội nhập và đón chào cuộc “cách mạng giải phóng” thường không được hoàn toàn toại ý, cho nên đã có một thời, Trúc Thanh nhắm mắt lao vào thử lửa cho biết đá biết vàng. Nhưng rồ