t và thời gian của mình chỉ để tìm kiếm sự thật mà tôi thậm chí còn chẳng thể hình dung được. Gạt Duy ra khỏi những mối quan tâm, tôi đã từng hơn một lần nghĩ rằng cậu ấy thiếu dũng cảm, cậu ấy không đủ lòng tin, thứ mà những người trẻ chúng tôi cần có.
Tôi quen Kha trong hành trình của mình. Cậu ấy cũng giống tôi, còn trẻ và muốn trở thành những phóng viên theo định nghĩa hoa mỹ của chúng tôi lúc ấy.
Chúng tôi chia sẻ với nhau những thông tin vất vả lắm mới thu thập được. Trong hành trình tìm kiếm những nhân chứng và kể cả phải đối diện với kẻ tình nghi. Kha luôn tìm cách để bảo vệ tôi.
- Kha, tại sao cậu lại chọn con đường này?
- Đơn giản là muốn thôi. Còn trẻ mà, chỉ thích làm những gì mình muốn. Cậu?
- Để chứng tỏ bản thân!
Nói rồi cả hai đều cùng phá lên cười. Những cuộc đối thoại kiểu đó khiến hai con người tưởng chừng như xa lạ, bắt đầu lại gần hơn với nhau. Thật ra thì, chúng tôi đang sống trong quãng thời gian tuổi trẻ, chẳng biết trời cao đất dày, chẳng biết thế giới rộng hẹp hay lòng người nông sâu, thứ có được nhiều nhất là niềm tin nhưng lại dễ dàng đánh mất nó, và lại cô đơn.
Khi ấy, khi chỉ mới là những đứa trẻ, lúc thì ngông cuồng, ngạo nghễ, lúc lại tự ti, sợ hãi, muốn giấu mình thậm chí là chạy trốn. Ngày hôm qua có thể cười sảng khoái giữa trời đất, hôm sau có thể rơi lệ vì những tổn thương vụn vặt. Ngày hôm trước có thể ôm một mối ảo tưởng vĩ đại về thế giới, tự hão về năng lực của bản thân, nhưng ngày hôm sau có thể vì thua cuộc mà từ bỏ, vì thua cuộc mà tự tay chôn giấc mơ của chính mình hôm qua.
Thế giới chúng tôi sống chính là vậy, thế giới của một sự mâu thuẫn đến hoang đường, thế giới của sự phủ định từng giây, thậm chí từng tích tắc. Mỗi cái nhích kim đồng hồ có thể khiến người ta thảng thốt. Ấy vậy mà chúng tôi, cậy tuổi trẻ, nên cứ thích rông dài, lãng phí.
Chúng tôi vô tình đã lãng phí luôn cả thời gian thanh xuân của những người bên cạnh mình.
Tôi và Kha vạch kế hoạch đột nhập vào nơi nguy hiểm nhất - nơi nhốt những đứa trẻ mà bọn trùm đã lừa đảo hoặc buôn bán, để làm bằng chứng viết bài và giao nộp cơ quan công an.
Tuy nhiên, chúng tôi không lường trước được hết những khả năng có thể xảy ra. Một toán người lạ mặt đuổi theo bắt bằng được chúng tôi khi tôi bị phát hiện và tìm cách chạy trốn. Khó khăn lắm Kha mới tìm cách cắt đuôi được lũ người đáng sợ ấy. Một bên vai cậu ấy bị đập một nhát đau điếng trong lúc giằng co, còn đôi chân tôi tèm lem máu vì chạy bộ trên đường đá sỏi nhọn hoắt. Cảm giác thoát chết trong gang tấc nó là một điều gì đó rất khó để diễn tả. Chỉ biết rằng những ai đã từng ngông cuồng sẽ không dám ngông cuồng nữa, những ai từng nghĩ mạng sống chẳng có giá trị sẽ biết trân trọng hơn.
Tưởng như chúng tôi đã thoát, tưởng như chúng tôi đã có trong tay chứng cứ một cách vẹn toàn mà không phải hy sinh bất cứ điều gì. Thế nhưng tôi đã nhầm.
Người phải trả giá cho sự khinh suất của tôi lại chính là Duy.
Hóa ra ngày hôm ấy, chúng tôi chạy thoát được không phải vì chúng tôi may mắn. Mà là nhờ có Duy. Chính cậu ấy đã cứu tôi. Chính cậu ấy đã cứu tôi bằng phương thức ngốc nghếch nhất trên đời.
Người ta tìm thấy Duy đằng sau ngôi nhà lụp xụp cuối con ngách nhỏ nằm tít trong khu ổ chuột của những người bán đồng nát, sắt vụn. Trên người cậu ấy không chỗ nào là không có vết thương.
Tôi nhìn thấy cậu ấy lúc đó, tim như muốn nhảy xuống một cái hố thật sâu, nước mắt tự động ứa ra, chảy không ngừng, thấm từng giọt, từng giọt vào tận đáy lòng lạnh giá.Những nỗi đau tưởng chừng co thắt lại khiến tôi hít thở cũng gặp khó khăn. Nhìn mẹ Duy gào khóc ôm lấy cơ thể toàn vết máu của con trai mình, bố cậu ấy lặng lẽ rơi nước mắt. Tôi đã ước rằng giá mà người gây ra tội là tôi có thể gánh vác những sai lầm do chính tôi gây ra. Không phải đổ lên đầu Duy, không phải hủy hoại cậu ấy.
Duy của tôi.
Tôi còn không dám tiến lại gần cậu ấy, càng không dám ôm cậu ấy mà gào khóc thật to. Cũng không đủ tư cách để gọi tên cậu ấy trong nỗi đau hành hạ tôi lúc này.
***
Tôi đến xin nghỉ việc ở tòa soạn, anh trưởng phòng lần này đã đứng đối diện với tôi mà không nhìn vào tập hồ sơ trên tay nữa. Nhưng trong đáy mắt anh có sự mâu thuẫn và hồ nghi. Cuối cùng chỉ nói với tôi một câu dài nhất từ trước đến nay.
- Sự tự tin quá mức của em đã giết chết chính em. Tôi đã nói em quá nóng lòng. Mọi sự vội vàng đều phải trả giá. Em biết không? Khi tôi bằng tuổi em tôi cũng y hệt như em, và sự trả giá của tôi còn lớn hơn em rất nhiều!
Tin nhắn của bố Duy gửi đến tôi. Phải mất vài phút tôi mới có thể giữ tay không run để mở ra đọc hết nội dung trong đó. Hóa ra Duy đã bị bệnh trong cả một quãng thời gian dài. Những vết thương ngoài vẫn còn nhẹ nhàng so với căn bệnh cậu ấy đang mang. Ấy vậy mà từng ấy thời gian cậu ấy vẫn yên lặng, chấp nhận mọi yêu cầu ích kỷ của tôi, chấp nhận quãng thời gian dài dằng dặc chỉ cho đi và không được nhận lại, chấp nhận yêu thương tôi một cách bao dung và trọn vẹn. Thứ tình cảm mà tôi hoàn toàn không xứng đáng, hoàn toàn không đủ tư cách.
“Linh, cháu có nghĩ là mình còn điều gì chưa nói với Duy nhà bác không?”
Sắp xếp lại đồ đạc cá nhân, nhắn tin nói lời tạm biệt với Kha. Mặc cho cậu ấy đã tỏ tình với tôi, trái tim tôi đã chẳng còn cảm giác. Sau biến cố của Duy, tôi đã thay đổi hoàn toàn. Tôi không còn tha thiết sống theo đuổi và tranh đấu, không còn tha thiết chứng tỏ và khẳng định mình. Từ bỏ những thứ vẫn kịch liệt giành giật, lúc ấy tôi mới nhận ra mình nợ Duy quá nhiều.
Nợ cậu ấy một lời xin lỗi.
Nợ cậu ấy một lời cảm ơn.
Nợ cậu ấy một trái tim trống hơn để cậu ấy có thể chứa đựng những tâm sự của cậu ấy.
Nợ cậu ấy cả một lời yêu phải nói một nghìn, một vạn lần.
Thật ra tôi vẫn hy vọng được gặp lại Duy. Nhưng tôi biết, sau tin nhắn bố Duy gửi cho tôi, Duy đã được đưa ra nước ngoài chữa bệnh. Cậu ấy đã rất yếu nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
“Nhờ bác nói với cậu ấy, cháu nợ cậu ấy một món nợ khổng lồ không thể nào trả được. Chỉ hy vọng cậu ấy có thể sống mạnh khỏe, cháu có thể đánh đổi một nửa cuộc đời mình cho cậu ấy.”
Tôi soạn tin nhắn, rồi cuối cùng cũng không gửi đi, chỉ để nó nằm gọn gàng trong mục Tin nháp. Tôi gói cuốn nhật ký của mình lại, gửi về địa chỉ nhà Duy, ngoài bì thư ghi rõ dòng nhắn nhủ, tôi muốn Duy trực tiếp mở ra. Nhưng nếu không thể, xin hãy để nó mãi ở bên cạnh người cậu ấy.
…
Phải đến 3 năm trôi qua, tôi vẫn giữ thói quen hàng ngày gửi tin nhắn vào điện thoại đã khóa của Duy, như là một cách trò chuyện với cậu ấy, kể lể những chuyện lặt vặt, hay đôi khi chỉ là nhắc nhở chuyện gì đó.
Kha vẫn liên lạc với tôi. Cả tôi và cậu ấy đều đã trở thành phóng viên. Khi chúng tôi trở thành những đồng nghiệp của nhau, có lẽ đều đã thấm thía cảm giác đau thương và thấm thía trong quá trình trưởng thành, biết trân trọng hơn và biết đắn đo hơn. Không còn bạt mạng như quãng thời gian về trước, không còn ngạo mạn và hiếu thắng. Sự bình tĩnh và trầm ổn đã thay thế cho sự ngông cuồng.
Chỉ có điều, thi thoảng tôi vẫn hay lang thang ở những góc tối của thành phố lúc lên đèn, khi cô đơn bỗng dưng bao trùm lấy và nuốt gọn toàn bộ cơ thể, chẳng tìm thấy bờ vai quen thuộc cho tôi dựa vào nữa. Chẳng có ai tìm thấy tôi, vỗ vỗ vào vai tôi an ủi, đôi mắt dõi theo tôi từng bư