hông một bóng người, không một tàu ghe nào neo đậu. Phi vừa muốn trở về thì bất chợt anh nhìn thấy mộc bóng người từ dưới sông bước lên, cái bóng quen quen...
- Ai mà giờ này...
Phi có chủ ý nên bám theo mà không gây tiếng động. Người kia sau khi bước từ mé nước lên đã đi thẳng lên bờ và dừng lại giũ quần áo cho khô, trước khi bước đi rất nhanh. Phi bám sát theo và anh thảng thốt kêu lên:
- Mỹ Lan!
Tiếng kêu của Phi không lớn lắm, nhưng hình như cô nàng nghe được, bởi vậy rất nhanh, cô ta đi như chạy và chỉ phút chốc là đã biến mất ở phía cuối đường.
Phi tức tốc đuổi theo và mặc dù anh cố đạp xe khá nhanh, nhưng vẫn không làm sao thấy được nàng ta đi hướng nào? Anh phải quay trở lại quán. Nghe kể lại thì bà chủ quán sau một lúc suy nghĩ đã bảo:
- Hay là cậu thử đi tìm nhà ba mẹ của nó coi.
- Ở đâu vậy chị?
Bà chủ quán lắc đầu:
- Từ lúc tới quán làm nó chỉ nói là trú ngụ ở làng chài ven biển phía Gò Công, biển Tân Thành thì phải, còn cụ thể thế nào tôi cũng không rõ. Cậu chờ đến mai xem sao rồi hãy đi.
Không thể chờ qua một đêm, nên ngay tối hôm đó Phi đã ra bến xe đò mua vé đi Gò Công. Xứ này có lần anh đã tới, nên dù trời mới mờ sáng Phi cũng đi ngay ra phía biển...
Dò hỏi mãi, cuối cùng Phi cũng tới được làng chài ven biển Tân Thành. Chỉ vài trăm nóc nhà, nhưng việc đi hỏi tên một cô gái mà mình mới quen, đã rời xứ đi tha hương là một việc vô cùng khó khăn. Phi đã hỏi trên một chục nơi, nhưng ai cũng lắc đầu bảo:
- Ở đây đâu có ai tên Mỹ Lan mà cỡ tuổi đó!
Phi vẫn kiên nhẫn lần dò hỏi thêm, và trời cũng còn thương anh khi một bà lớn tuổi xác nhận:
- Ở xóm trên có một đứa con gái tuổi đôi mươi tên đó, nhưng hình như không có ở nhà.
Phi mừng quá hỏi tới:
- Nhà chỗ nào bác? Ba má cô ấy tên gì?
Bà lão tốt bụng, sốt sắng chỉ:
- Cậu đi lên xóm chài phía trên, hỏi nhà Tám Ri làm nghề cào nghêu, đó là nhà cha mẹ con nhỏ tên Mỹ Lan.
Mừng quýnh, Phi đi nhanh tới đó và gặp ngay một người đàn ông có gương mặt khắc khổ đang đứng trước nhà, anh hỏi:
- Bác cho cháu hỏi, đây có phải nhà bác Tám Ri không?
- Tôi là Tám Ri đây. Cậu là ai mà biết tôi?
- Dạ, may quá, cháu đã đi tìm nhà bác từ sáng tới giờ! Bác cho cháu hỏi thăm, chẳng hay cô Mỹ Lan có về đây không?
Người đàn ông nhìn sững Phi, môi ông ta mấp máy:
- Cậu... cậu kiếm... Mỹ Lan?
- Dạ, cháu là bạn của cô ấy, cháu...
- Cậu biết nó lâu chưa?
- Dạ mới đây...
Ông chụp lấy vai Phi lắc mạnh:
- Cậu gặp nó ở đâu? Nó còn sống phải không?
Thấy ông hỏi dồn dập, Phi phải nói rõ ràng hơn:
- Dạ, chỉ mới hôm qua thôi, cô ấy còn gặp cháu.
Ông già reo lên:
- Trời Phật còn thương tôi rồi! Mỹ Lan ơi, ba cứ tưởng...
Ông chợt kéo tay Phi lôi tuột vào nhà, chỉ tay lên bàn thờ giữa nhà:
- Tôi thờ nó đó!
Phi sửng sốt:
- Sao lại thế này?
Kéo ghế mời Phi ngồi, giọng ông chủ nhà đầy xúc động:
- Cách đây gần hai năm, trong lần ngồi xuồng đi cào nghêu với tôi, con Mỹ Lan bị sóng vỗ làm lật xuồng, nó rớt xuống sông rồi mất tích luôn! Sau bao ngày tìm kiếm mà không thấy xác con, tôi cứ nghĩ là nó đã chết chìm và xác đã giạt ra biển, nên về nhà làm lễ cầu siêu cho nó và thờ cho đến nay. Trời ơi, đúng là cậu mang tin lành đến cho gia đình chúng tôi! Vậy cậu hãy nói cho tôi biết, nó đang ở đâu?
Phi cũng vui lây với ông già, anh bảo:
- Ở bên Hàm Luông.
- Bến Tre hả? Đúng rồi, nó rớt xuống nước rồi trôi giạt qua bên đó mà tôi không nghĩ ra, cứ tưởng nó trôi ra biển mất xác!
Rồi ông chỉ lên tấm ảnh thờ lần nữa và nói:
- Sinh nó ra được có nửa tháng thì má nó bệnh sản hậu mà chết. Tôi đã ẵm đi cho bú nhờ mà nuôi nó tới khôn lớn. Không ngờ con nhà nghèo mà con nhỏ càng lớn càng đẹp ra, đẹp đến nỗi tôi phải lo... Cậu có nghe người ta nói hồng nhan bạc phận không? Thấy nó đẹp bất thường nên nhiều người trong làng này đã đôi lần quở, sợ e nó khó sống thọ! Tôi thương con nên rất ghét ai nói như vậy, tuy nhiên cũng cứ phập phồng lo sợ hoài. Cho đến khi xảy ra vụ chìm xuồng đó thì tôi lại càng nghĩ thiên hạ nói đúng, tôi khóc hết nước mắt luôn!
Nhìn ảnh chân dung trên bàn thờ Phi bất giác nói:
- Chưa chết mà đã được lên đó ngồi rồi, Mỹ Lan sẽ bất tử cho bác coi!
Ông già cũng vui lây:
- Chết hụt thì khó mà chết nữa lắm! Cám ơn trời Phật.
Ông mau mắn bước ra cửa vừa bảo Phi:
- Cậu ngồi chơi đợi tôi một lát, tôi chạy đi bắt con gà làm thịt mình ăn mừng!
Tính cản, nhưng trước niềm vui lớn của ông già, Phi phải chấp nhận. Lát sau, khi đã ngồi vào bàn ăn rồi anh mới nói thật:
- Tuy cháu mới gặp Mỹ Lan hôm trước, nhưng do cô ấy giận cháu nên bỏ nhà trọ đi đâu chưa rõ...
Ông già vẫn lạc quan:
- Cũng chẳng đi đâu mà lo. Con gái mà, giận đi quanh quẩn đâu đó rồi sẽ quay về thôi!
Sẵn đang vui trong lòng, ông buông đũa và bước vào nhà trong lấy ra một cuốn sổ bìa dày, đưa cho Phi xem:
- Cậu coi, con nhà nghèo, học chỉ mới đệ thất rồi nghỉ, vậy mà nó viết chữ đẹp còn hơn là mấy đứa học tú tài nữa!
Phi giở từng trang sổ ra, anh thấy tiêu đề là lưu bút thì khá thích thú, bởi ít ra anh cũng hiểu được đôi chút về cô gái này. Anh lật tiếp trang kế và lần này kêu lên:
- Sao kỳ vậy bác?
- Chuyện gì vậy cậu?
Phi ngỡ mắt mình đọc lầm, nên đọc lại lần nữa dòng chữ viết nắn nót: "Nếu người đó có duyên ắt sẽ biết đường mà tới nhà mình! Hãy tới đi Phi ơi!".
Phi đưa cho ông già xem và hỏi nhanh:
- Lúc còn đi học cô ấy có quen ai tên Phi không?
Ông già Tám lắc đầu đáp ngay:
- Không bao giờ! Con gái tôi từ nhỏ tới lớn, đến chết, chưa bao giờ quen với đứa con trai nào cả!
- Vậy tại sao...
Anh đưa cuốn lưu bút cho ông già xem và nói:
- Cháu cũng tên Phi. Nhưng quyển lưu bút này viết cách đây mấy năm. Lúc đó cháu và Mỹ Lan nào có quen biết nhau?
Ông Tám vừa nhìn thấy dòng chữ cũng kêu lên kinh ngạc:
- Sao kỳ lạ vậy?
Ông lại nhìn Phi và hỏi gặng:
- Đúng là cậu mới quen với con Mỹ Lan gần đây hả?
- Dạ đúng, chính xác là chỉ mới gần một tháng nay thôi. Vậy tại sao có chuyện trùng hợp lạ lùng thế này? Bác nhớ kỹ lại coi, trong đám bạn của Mỹ Lan ngày xưa có ai tên Phi không?
Ông Tám vẫn quả quyết:
- Hoàn toàn không!
Phi đánh bạo đề nghị:
- Bây giờ biết chắc là Mỹ Lan còn sống, vậy có thể nào bác cho