Thẩm vừa đi vừa ngoái lại nhìn đằng sau như có vẻ lo âu, hồi hộp điều gì lắm.
Mặt trời đã lặn từ 1âu, bóng tối bao trùm xuống làng mạc ruộng vườn. Ở cái vùng quê heo hút này, mới độ bảy giờ tối mà đã im lìm vắng lặng như lúc nửa đêm.
Thỉnh thoảng có một vài tiếng chó sủa xa xa, tiếng một đứa bé quấy khóc, tiếng hát ru hời hoặc lời quát mắng của ông cha bà mẹ nào đó vẳng lên rồi lại trả về màn đêm cái vẻ lặng thầm u tịch muôn thuở của nó.
Đi tới gần cuối xóm, Thẩm dừng chân trước một ngôi nhà ngói ba gian cũ kỹ có hàng rào bằng cây dâm bụt vây quanh. Tiếng chó sủa rộ lên làm chủ nhà vội vàng bật đèn rồi có tiếng dép lê xềnh xệch ra mở cửa.
Ảnh Truyện ma - Nợ Trần
Đọc thêm nhiều
truyện ma có thật tại chuyên mục
Truyện ma ghê sợ
- Đứa nào đó bây?
Có tiếng người đàn ông cất lên hỏi to. Thẩm nói nho nhỏ:
- Dạ thưa... con, thằng Thẩm đây! Ông già có vẻ mừng quýnh:
- Trời! Mầy đó hả Thẩm? Mầy đi đâu lâu dữ đến giờ mới quay về? Tao với bà nội mày khóc chờ muốn mòn con mắt, muốn đui con mắt...
Rồi ông vội vàng mở bung cánh cửa để ngọn đèn dầu hỏa leo lét trong nhà hắt chút ánh sáng ra bên ngoài. Ông gọi to:
- Bà ơi! Bà nó ơi! Thằng Thẩm nhà mình về rồi nè! Vừa dứt tiếng ông quay sang Thẩm, giục giã:
- Vô, vô đi con! Bà nội mầy thấy mầy về, bả mừng phải biết đó nghen mậy!
Thẩm nhanh chân chui tọt vào nhà, ông già cũng đóng cửa lại rồi ríu rít bước theo chân thằng cháu nội. Ngôi nhà này là nhà của vợ chồng ông Tư Bường, tuồi đã ngoài sáu mươi nhưng hiếm hoi đường con cháu. Hai vợ chồng ông chỉ có hai người con, thằng con trai lớn đi lính chết trận, bỏ lại một cô vợ trẻ với cái bào thai bảy tháng trong bụng.
Hai tháng sau ngày chồng chết, cô sanh ra một thằng nhỏ kháu khỉnh, giống cha như khuôn đúc, bà nội nó đặt tên là thằng Thẩm. Khi Thẩm lên hai tuổi thì má nó bỏ nhà đi theo một gã lái buôn xuôi ngược ở khắp vùng sông nước. Từ đó Thẩm sống với ông bà nội và một người cô ruột. Cô Hiên, con gái của vợ chồng ông Tư Bường là một cô gái khá xinh nhưng trí não lại có vấn đề. Tuy đã bước vào tuổi thiếu nữ nhưng mọi hành động và suy nghĩ của cô lại rất ngờ nghệch, giống như một đứa trẻ lên năm. Cả thời niên thiếu của mình, Thẩm và cô Hiên chơi với nhau rất vui vẻ. Tuy lớn hơn Thẩm đến mười tuổi nhưng lúc nào cô Hiên cũng bị Thẩm ăn hiếp và tranh giành đồ chơi cũng như quà bánh. Được cái cô Hiên rất hiền, cái gì cũng sẵn lòng nhường cho Thẩm nên ít khi có xung đột xảy ra. Họa hoằn lắm mới nghe cô Hiên òa khóc rồi chạy đi mách mẹ, nhưng khi bà Tư cầm roi tới định quất vài cái lên mông thằng cháu nội ngỗ nghịch thì cô Hiên lại khóc ré lên không đồng ý. Thằng Thẩm được nước, ngày càng lấn lướt người cô ruột không may của nó. Một buổi trưa vắng vẻ, hai cô cháu dẫn nhau đi hái trái bần chua ven sông, thằng Thẩm vì tranh mấy trái lớn đã xô cô nó lọt tõm xuống sông. Nó thì mê mải với đống “chiến lợi phẩm”, trong khi Hiên ngụp lặn chới với dưới nước mà không ai biết. Đến khi sực nhớ lại cô Hiên, thằng Thẩm xanh mặt khi thấy mặt nước đã lặng trang không còn một gợn sóng. Tuy còn nhỏ nhưng nó cũng lờ mờ đoán ra chuyện gì rồi, nớ ù té chạy, vừa chạy vừa gào khóc vang trời:
- Cứu… cô Hiên... cô Hiên... lọt sông rồi!
Khi người ta vớt được cô Hiên lên thì người cô đã trắng bệch, bụng trương phình đầy nước... Thằng Thẩm sợ hãi nép mình trong khe cửa nhìn mọi người vô ra nhà nó với vẻ khẩn trương kỳ lạ. Rồi chiếc quan tài sơn màu đỏ được mấy người anh bà con xa của nó chở về đặt ngoài hành lang, và rồi người ta đặt cô Hiên vào đó sau khi chất vào đó đủ thứ đồ linh tinh mà nó không tài nào hiểu nổi.
Ở vùng quê của thằng Thẩm, những người chết trôi không được mang xác vào nhà, mà phải tẩn liệm và đặt quan tài ngoài hành lang, ngoài sân để tránh tai họa tiếp theo. Nó thấy ông bà nội nó khóc quá nên đâm hoảng. Nhìn cây roi mây vắt trên vách, chỉ nhỏ như ngón tay nhưng mỗi lần ông nội nó vút vào mông là nó đau quắn quíu, thằng Thẩm sợ lắm. Nó biết nó vừa gây ra một tội lỗi tày đình mà không ai có thể tha thứ cho nó, không ai có thể bênh vực nó được!
Chắc chắn khi rảnh tay rảnh chân, thế nào ông nội nó cũng lấy cây roi mây ấy để xử tội nó. Sợ hãi, lo âu... thằng Thẩm lặng lẽ chuồn ra khỏi nhà bằng lối cửa sau. Nó một mình lúp xúp chạy dưới nắng chiêu quê vàng ruộm, băng qua cánh đồng lúa mới cắt còn trơ gốc rạ... Nó chạy như vô định, nó không biết trốn vào đâu mới có thể thoát khỏi cây roi mây đáng sợ của ông nó. Nó chỉ biết chạy thật xa, càng xa càng tốt. Và thằng Thẩm cứ thế mà chạy, chạy mải miết, đến lúc nó mệt lả người
khuỵu xuống thì đã cảm nhận được làn gió mát rượi thổi từ mặt nước sông lên. Cả người nhớp nháp mồ hôi, cổ họng khô khốc, thằng Thẩm cố gượng dậy lê bước ra bờ sông. Nó gần như nằm nhoài người sát mé bờ, giơ hai cánh tay khẳng khiu ra để vốc từng vốc nước đưa lên miệng uống và ấp bừa lên mặt cho đỡ mệt. Nó lật ngửa người ra nằm thở dốc một hồi rồi mới từ từ ngồi lên rửa tay chân mặt mũi.
Mặt trời sắp lặn sau lũy tre bên kia sông, phía chân trời ửng hồng ráng chiều trông thật đẹp mắt, nhưng hôm nay thằng Thẩm thật sự không còn lòng dạ nào để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Nó ngó dáo dác, bất chợt thấy một chiếc ghe đậu sát bên bờ sông.
Mừng rỡ, nó nhảy phóc xuống, đút đầu vào khoang, ngó quanh không thấy một bóng người nào, nó đã quá mệt mỏi nên vội vã chui vào rồi ngã người ra nằm nép vào một góc. Chiều tà gió thổi hiu hiu, cộng thêm cái sự rã rời của cơ thể khiến thằng Thẩm nhanh chóng đi vào giấc ngủ từ lúc nào nó cũng không hay.
Tối hôm đó vợ chồng ông Tư Bường phát hiện mất thằng cháu nội. Cả xóm túa ra đi tìm. Đèn đuốc sáng rực cả làng trên xóm dưới, tiếng gọi ơi ới, tiếng kêu gào thảm thiết và cả tiếng gọi hồn nữa khiến cả một vùng quê vốn dĩ rất yên tĩnh bỗng chốc náo loạn cả lên. Người ta đi tìm dần ra xa, trên cánh đồng, dọc theo bờ sông đèn đuốc rợp trời nhưng bóng dáng thằng Thẩm vẫn im lìm không đấu vết.
Hai vợ chồng ông Tư Bường gần như sụp xuống hẳn khi phải chịu một lúc chồng chất hai nỗi đau: Đám tang cơn gái chưa kịp đem chôn thì tới chuyện thằng cháu nội, giọt máu cuối cùng của gia đình mất tích! Chỉ mới sau một đêm, hai ông bà như già thêm hàng chục tuổi. Tóc cả hai bạc nhiều hơn, mặt mày hốc hác, hai hố mắt trũng sâu... Ai ai trông thấy cũng không khỏi cất tiếng thở dài thương xót. Cả hai vợ chồng ông Tư Bường từ trước tới nay sống hiền hòa chân thật, quanh năm tay lấm chân bùn, chưa hề có điều tiếng gì xảy ra trong làng xã. Mọi người đều yêu mến quí trọng vợ chồng ông. Vậy mà không hiểu sao hai ông bà lại phải hứng chịu liên tiếp những bất hạnh trong đời, để cho lá vàng phải khóc lá xanh, để khi bóng xế hoàng hôn phải vò võ một mình mang nỗi lo âu về thằng cháu trai lưu lạc...
Sau đám tang cô Hiên, hai vợ chồng ông Tư đã nhờ nhiều người và chia nhau ra đi đến các vùng lân cận để hỏi thăm tin tức và nhắn tìm thằng Thẩm, nhưng đi tới đâu cũng không nghe được một chút tin gì về nó. Nó như tự nhiên biến mất khỏi thế gian này v